HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

BÚN/PHỞ

※ Bún/ Phở khô

Đóng gói: Bún gạo đóng gói dạng gấp, chiều dài khoảng 20cm, kích thước sợi 1mm, 1,1mm, 1,2mm, 1,8mm, 2mm; phở 3mm / 5mm
Đặc trưng: màu trắng tự nhiên của gạo
※ Kiểm soát chất lượng sản xuất: ISO 22000: 2018 bao gồm HACCP
Nhãn hiệu: Chanh Khang hoặc OEM
Hướng dẫn sử dụng:
※ Đun sôi trong nước trong vòng 12-14 phút là được bún tươi, có thể dùng để nấu bún hoặc xào.
Bảo quản/ thời hạn sử dụng: Bảo quản trong nhiệt độ phòng, hạn sử dụng 2 năm kể từ ngày sản xuất.

BÁNH TRÁNG

※ Bánh tráng là một loại thực phẩm truyền thống của Việt Nam, dùng để làm gỏi cuốn, chả giò. Phong phú với nhiều kích thước khác nhau cho khách hàng lựa chọn như bánh tráng tròn 16cm, 18cm, 22cm, 25cm, 28cm, 31cm, bánh tráng tam giác, bánh tráng vuông 19cm, 22cm,…
Đặc trưng: màu trắng tự nhiên của gạo, mùi thơm đặc trưng của bánh tráng
Nhãn hiệu: Chanh Khang hoặc OEM
Hướng dẫn sử dụng:
※ Khi mở bao bì, khuyến cáo sử dụng trong vòng 2 tháng nếu không bánh tráng sẽ giòn và dễ bị hỏng do bề mặt bánh tráng tiếp xúc với không khí.
※ Đối với bánh tráng gỏi cuốn: Lấy 1 cái bánh tráng ra để trên tay, 1 chén nước lọc, làm ướt bề mặt bánh tráng, sau đó có thể dùng cuốn với rau sống, thịt bò, thịt heo, trứng, hải sản,…
※ Đối với bánh tráng chả giò:

  • Sơ Chế Các Nguyên Liệu
    • Tôm tươi mua về rửa sạch, bóc bỏ, bỏ đầu, rút phần chỉ đen ở sống lưng để loại bỏ mùi tanh. Thịt tôm đem băm nhỏ, trộn với thịt heo xay nhuyễn rồi ướp gia vị với muối, mì chính, hạt tiêu. Trộn đều cho hỗn hợp thấm gia vị, ướp khoảng 30 phút. Lưu ý, bạn ướp gia vị vừa đủ, không nên mặn quá vì khi ăn có thể chấm thêm nước mắm
    • Nấm mèo cắt gốc, rửa sạch, thái sợi nhỏ. Nếu không có nấm mèo tươi, bạn sử dụng nấm mèo khô cũng được nhưng phải đem ngâm với nước ấm cho nở ra, sau đó làm sạch rồi thái nhỏ.
    • Miến ngâm nước, khi miến mềm thì cắt khúc nhỏ.
    • Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái thành các sợi dài và nhỏ.
  • Trộn Hỗn Hợp Nhân Chả Giò
    • Sau khi sơ chế hết nguyên liệu, bạn cho thêm nấm mèo, miến, hành tây vào hỗn hợp tôm thịt rồi trộn đều. Tiếp đó đập trứng gà vào, dùng đũa trộn đều cho đến khi hỗn hợp hòa quyện và đặc quánh lại.
  • Gói chả giò
    • Chuẩn bị sẵn 1 chén nước nhỏ (hoặc nước dừa)
    • Nhúng bánh tráng vào chén nước sao cho vừa mềm, không quá ướt, nếu ướt sẽ hút dầu mỡ nhiều hơn. Trải bánh tráng lên mặt phẳng, cho lượng nhân vừa đủ rồi cuộn lại thành chiếc chả giò xinh xắn. Xếp chả giò vào đĩa, làm lần lượt cho đến khi hết nhân.
      Để chả giò chiên giòn lâu hơn, sau khi gói, bạn cho vào tủ lạnh 1 – 2 tiếng rồi mới lấy ra chiên.
  • Chiên chả giò
    • Cho dầu vào chảo với lượng vừa đủ để dầu ngập chả giò. Khi dầu nóng già, bạn cho chả giò vào chiên với lửa vừa, lật đều các mặt cho đến khi chả giò có màu vàng nâu hấp dẫn và lớp vỏ giòn rụm. Lưu ý, không nên chiên chả giò với lửa lớn vì sẽ dẫn đến sống bên trong nhưng cháy bên ngoài.
  • Chiên chả giò ngập dầu
    • Nếu muốn chả giò giòn lâu hơn, bạn hãy chiên hai lần: Lần 1 chiên với lửa nhỏ để nhân chả giò chín rồi vớt ra để ráo dầu, khi gần ăn thì chiên lại lần 2 để lớp vỏ vàng giòn.
    • Khi chả giò đạt yêu cầu, bạn gắp ra, cho lên giấy thấm dầu.
  • Trình bày và thưởng thức
    • Chả giò xếp ra đĩa và trang trí với các loại rau thơm, xà lách.
    • Trang trí món ăn với các loại rau thơm
    • Trang trí món ăn với các loại rau thơm
    • Chả giò có thể ăn kèm rau sống, chấm nước mắm chua ngọt hoặc tương ớt, món này có thể ăn với cơm, với bún, làm món nhậu hay món ăn chơi đều được. Chiếc chả giò nhỏ xinh, lớp vỏ giòn tan vỡ ra trong miệng, nhân thơm bùi, béo ngậy sẽ làm say lòng người.

Bảo quản/ thời hạn sử dụng: Bảo quản trong nhiệt độ phòng, hạn sử dụng 2 năm kể từ ngày sản xuất.